Kết quả tìm kiếm cho "Một góc Tết quê"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 378
Ở quê tôi, nếp không chỉ là lương thực, mà là một phần ký ức. Từ nếp mà thành bánh tét, bánh ít, bánh tro... Cũng từ nếp mà có gói xôi, thứ quà sáng mộc mạc gắn bó với tuổi thơ của tôi và bao đứa trẻ nông thôn.
Cả triệu người con ưu tú ngã xuống, biết bao người bị địch bắt, tra khảo, tù đày, để lại một phần cơ thể trong khói lửa chiến tranh, nhưng tất cả sẵn sàng hy sinh vì niềm tin “Bắc Nam sum họp.”
Ngày 13/4, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Tri Tôn tổ chức các hoạt động chào mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer năm 2025.
Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
Lễ hội Kỳ Yên, một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng, không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mà còn là cơ hội để cộng đồng gắn kết, thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Sơ ri là loại cây giúp gia đình anh Hồ Quốc Tuấn (ngụ ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) đạt giải thưởng Lương Định Của dành cho gương thanh niên nông thôn khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc. Hiện nay, anh Tuấn tìm tòi, nghiên cứu, cho ra thị trường sản phẩm rượu sơ ri mang hương vị độc đáo.
Sau Tết, tiết trời chuyển dần sang hanh khô, nắng gắt. Ở Bảy Núi, mùa này vẫn còn mát mẻ, trong lành. Dù hành hương, du lịch (DL) bụi hay một hành trình ngắn chỉ đủ “cưỡi ngựa xem hoa”, thì cảnh đẹp nên thơ vốn có của nơi đây vẫn đủ lưu luyến lòng người.
Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) không chỉ là bảo tàng sống lưu giữ giá trị kiến trúc cổ kính mà còn là một không gian văn hóa đầy sức sống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, quần thể kiến trúc cổ đặc trưng Hội An đã bước sang trang mới. Cùng với những không gian nhà cổ quyến rũ, ẩn sâu bên trong vẻ đẹp trầm mặc của phố cổ là cả một kho tàng văn hóa được bảo tồn, phục dựng một cách sáng tạo, làm nên hồn cốt một đô thị cổ di sản.
Xuân về, trên vùng núi cao Nguyên Bình (Cao Bằng), mây bay lơ lửng giữa trời, sương quyến luyến chưa tan hết, tạo nên không gian huyền ảo như tranh. Trong cái lạnh se thắt với nền nhiệt độ thấp của miền đất cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, những loài hoa mùa xuân càng đua nhau khoe sắc tô điểm cho bức tranh xuân thêm căng tràn sức sống.
Xã cù lao Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) tuy chưa giàu có, nhưng người dân rất tử tế. Mỗi khi nghe bà con nghèo gặp khó khăn về nhà ở, nông dân trong xã nhiệt tình chở gỗ đến tận nơi cất dựng đàng hoàng.
Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025.
“… Mỗi mùa Xuân về, mẹ thêm tuổi mới/ Mỗi mùa Xuân mới, con mừng tuổi mẹ” - “Mừng tuổi mẹ” chính là bài hát chúng tôi hát cùng nhau vào ngày mùng 2 Tết để tặng người mẹ kính yêu của mình. Đó là tục lệ, truyền thống tốt đẹp của gia đình mỗi độ Xuân về” - ông Minh Khoa (ngụ phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên) chia sẻ.